Căn cứ vào Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo, tượng Phật có từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di là người đầu tiên dùng gỗ thơm chiên đàn tạo ra hình tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Dọc theo các cung đường ở Việt Nam, người ta dễ bắt gặp các cơ sở sản xuất tượng được bày trước cửa. Nhiều bức tượng nhìn oai nghiêm, tráng lệ, đặc sắc thẩm mỹ. Căn cứ vào Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo, tượng Phật có từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di là người đầu tiên dùng gỗ thơm chiên đàn tạo ra hình tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nghề làm tượng ở Việt Nam phát triển cũng khá lâu, nhắc đến nghề làm tượng chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một số làng nghề lâu đời ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những làng nghề này có tuổi đời hơn 100 tuổi, nhiều pho tượng chất liệu độc đáo, sáng tạo trong cách trang trí vẽ mặt tượng.
Chế tác tượng Phật một phần để cung ứng cho nhiều nơi, nhiều chùa và những khách hàng có nhu cầu thỉnh tượng. Truy nhiên phần quan trọng vẫn là duy trì văn hóa Phật giáo thông qua việc tạo ra các sản phẩm Phật giáo phong phú và chất lượng. Nhiều bức tượng Phật theo thời gian đã in hằn vào tâm trí người Việt như bức tượng Di Lặc lớn trên núi Cấm ở An Giang, tượng Phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất Việt Nam". Đến ngày 29 tháng 5 năm 2013, tượng được công nhận là "tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á"; tượng Phật Quan Thế Âm tại chùa Linh Ứng (Đà Nẵng) - tượng Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam, với 17 tầng và cao 67 m, tương đương tòa nhà 30 tầng. Tòa sen có đường kính rộng tới 35 m và đường kính lòng tượng rộng 17 m; tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng, cao 10m, nặng 100 tấn ở chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, Gia Viễn - Ninh Bình đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là "Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”. Pho tượng này do các nghệ nhân đúc đồng thôn Thượng Đồng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đúc.
Nhắc đến những công trình tượng Phật lớn vĩ đại này chúng ta quả thực thán phục người nghệ nhân làm ra tượng. Không còn ở quy mô tượng nhỏ, mà các công trình tượng lớn này đã để lại nhiều dấu ấn cho chúng ta, khách du lịch tham quan ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các bức tượng. Tất cả các bức tượng trên đều đóng góp một phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa Phật giáo.
Sản phẩm văn hóa Phật giáo rất đa dạng, đẹp cả về hình thức lẫn chất liệu. Tượng của thương hiệu đồ thờ Lý Giang là một trong số đó, vật phẩm Phật giáo của Lý Giang được dày công chế tác, chất lượng tốt, luôn được nhiều Phật tử đặt niềm tin chọn lựa. Công nghệ chế tác thủ công, làm hoàn toàn từ bàn tay lành nghề của người thợ với nhiều năm kinh nghiệm, đúc kết ra bao nhiêu bức tượng, là bấy nhiêu tâm huyết của nghệ nhân.
Xưởng sản xuất: Số 60, Tổ 3, Ấp Phước Hiệp, xã Gia Bình, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Showroom 1: Số 276A, QL22, KP Lộc Du, TT. Trảng Bàng, H.Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.
Showroom 2: Số 686 Trường Chinh, P.15, Q.Tân Bình,TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0978.378.366
Email: dotholygiang@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/DothoLyGiang
Website: https://dotholygiang.com
Nguồn bài viết: https://phatgiao.org.vn/che-tac-tuong-gop-phan-giu-gin-phat-trien-van-hoa-phat-giao-d40994.html