Năm loại giáo thuyết Duyên khởi trong Phật giáo

Năm loại giáo thuyết Duyên khởi trong Phật giáo

Năm loại giáo thuyết Duyên khởi trong Phật giáo

Năm loại giáo thuyết Duyên khởi trong Phật giáo

Năm loại giáo thuyết Duyên khởi trong Phật giáo
Năm loại giáo thuyết Duyên khởi trong Phật giáo
Tin tức

Năm loại giáo thuyết Duyên khởi trong Phật giáo

https://dotholygiang.com/

 

Các nhà tư tưởng Phật học căn cứ trên giáo nghĩa Duyên khởi trong các Kinh Luận của các bộ phái, các tông phái đã đề xuất ra năm loại giáo thuyết Duyên khởi như sau:

1. Nghiệp Cảm Duyên Khởi:

Giáo nghĩa này thuộc hệ thống A Tỳ Đàm, vì một trong những tư tưởng trọng yếu của A Tỳ Đàm là lý thuyết về nghiệp, đặc biệt là trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, Đại Luận sư Thế Thân đã diễn giải rất tinh tường về quan điểm nghiệp. Nghiệp, dù là trong giai đoạn nào: gia hạnh nghiệp đạo, căn bản nghiệp đạo, hay hậu căn bản nghiệp đạo, đều được khởi sinh trong ý nghĩa tương quan tương duyên của duyên khởi.

Điều đó có nghĩa là một ý niệm, một lời nói, hay một hành động dẫn đến kết nghiệp đều không thể tự nó sinh khởi độc lập mà không nương tựa, tùy thuộc hay tương quan đến bất cứ pháp nào khác. Chẳng hạn, một ý niệm dù đơn thuần cách mấy cũng phải có mặt của một thân xác ngũ uẩn, sự hoạt động của ý thức, kinh nghiệm của xúc đang hiện tiền hay đã trải qua, trần cảnh dù là trong trạng thái độc ảnh cảnh, v.v..

Trong quá trình từ nghiệp nhân đến nghiệp quả, yếu tố duyên vô cùng quan trọng, vì nếu thiếu duyên thì ngay cả nghiệp nhân cũng không thể hình thành huống gì đến nghiệp quả. Thí dụ, trong giai đoạn căn bản nghiệp đạo, hai yếu tố biểu sắc và vô biểu sắc đóng vai trò là những duyên quyết định then chốt, vì mọi hành động đều phải dựa vào động tác của biểu sắc để khởi sinh, sau khi biểu sắc khởi tác động biểu nghiệp thì vô biểu sắc có nhiệm vụ hình thành vô biểu nghiệp để duy trì và dẫn đến nghiệp quả. Không phải chỉ có sự hiện hữu của chánh báo mới bị chi phối bởi nghiệp, sự có mặt của y báo chung quanh chúng sinh cũng do nghiệp chiêu cảm.

2. A Lại Da Duyên Khởi:

Quan điểm về nghiệp của A Tỳ Đàm vẫn chưa nêu bậc vai trò quyết định trọng yếu của yếu tố tâm thức, mặc dù trên thực tế hành nghiệp tâm thức chính là yếu tố hàng đầu không thể thiếu vắng. Như Kinh Pháp Cú, Phẩm Song Yếu, kệ số 1, đức Phật dạy: Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả……..

Chính vì vậy, các vị Đại Luận sư của hệ thống giáo nghĩa Duy Thức đã soi sáng chức năng trọng đại của thức A Lại Da trong việc hình thành và duy trì sự tồn tại của căn thân và thế giới. Giáo nghĩa này đã được nói đến trong Kinh Giải Thâm Mật, Luận Du Già Sư Địa, Duy Thức Tam Thập Tụng, Thành Duy Thức, v.v..

A Lại Da là thức thứ tám tính theo thứ tự của tám thức tâm vương. Thức A Lại Da được hình thành bởi sự huân tập của chủng tử qua sinh hoạt của thức, căn thân và đối cảnh, nó tồn tại dưới dạng thức năng lực sinh diệt không ngừng nghỉ, không bị gián đoạn dù là một sát na tâm, cho đến khi chứng nhập A La Hán quả hay Đệ bát Bất Động Địa. Như vậy, sự hình thành và tồn tại của A Lại Da là do duyên chứ nó không thể tự sinh tồn.

Mặt khác, căn thân và thế giới hay chánh báo và y báo mà chúng sinh đang có là nương vào thức A Lại Da mà sinh khởi và tồn tại, hay nói rõ hơn trong sinh hoạt tác nghiệp của chúng sinh vốn đã huân tập những chủng tử là nền tảng cơ bản để hình thành căn thân và thế giới được thức A Lại Da duy trì cho đến khi hiện khởi.

3. Chân Như (Như Lai tạng) Duyên Khởi:

Nếu A lại da là nguồn cội duy trì và phát sinh của căn thân và thế giới, thì chính A lại da cũng là pháp bị chi phối bởi duyên khởi, có nghĩa là A lại da cũng vô thường, biến dị, sinh diệt không ngừng. Nhưng mà một pháp vô thường biến dị không thể tự sinh, vậy thì A lại da do đâu mà khởi, cái gì là căn nguyên của nó? Nếu pháp giới chỉ toàn là pháp sinh diệt biến dị thì đâu là chân thân thường tại không khứ không lai?

Hệ thống giáo nghĩa Chân như duyên khởi ra đời nhắm vào trọng tâm diễn giải một cách đầy đủ căn nguyên và sự hiện hữu của cả hai bình diện chân như và sinh diệt mà đại biểu chính là Kinh Lăng Già, Kinh Thắng Man, Luận Đại Thừa Khởi Tín của Bồ tát Mã Minh.

Như Lai Tạng là thai tạng giới cưu mang cả chân như và pháp sinh diệt. Bất giác vô minh thì pháp sinh diệt khởi sinh. Trực ngộ chân tánh thì chân như hiển lộ. Nương vô minh nên các pháp tiếp tục huân tập chủng tử sinh diệt, rồi điên đảo hư vọng trôi lăn trong ba cõi sáu đường.

Quy về chân tánh, phản tác tự kỷ, liễu ngộ nguồn chơn, như thật hướng tâm về chánh giác, dứt trừ vọng niệm, xả bỏ tác nghiệp điên đảo, thì chấm dứt vòng sinh tử khổ não. Cho nên, chơn hay vọng, giác hay mê đều từ một nguồn gốc mà ra, rồi cũng về cùng một nơi chốn. Nơi chốn ấy chính là Như lai tạng tâm, vốn bất sinh bất diệt, không khứ không lai, đầy đủ trí đức không hề suy giảm.

4. Lục Đại Duyên Khởi:

Các nhà Mật tông cho rằng pháp giới được tựu thành do sáu duyên lớn: Địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Địa, thủy, hỏa, phong và không là những duyên hình thành sắc pháp.

Thức chính là tâm pháp. Về mặt pháp tướng thì lục đại xem như có sự sai biệt trên dạng thức hiện hữu, nhưng về mặt pháp tánh thì lục đại dung thông vô ngại, nghĩa là ở trong pháp giới lục đại đều có mặt khắp cả mà không hề trái chống nhau, cho nên, mới có sự tựu thành kỳ diệu của tất cả các pháp từ hữu tình đến vô tình. Cũng trên mặt pháp tính, Phật và chúng sinh vốn bình đẳng không sai biệt.

5. Pháp Giới Duyên Khởi:

Các pháp đã do duyên mà hiện khởi thì ắt phải có mối tương quan tương duyên chặc chẽ nhau, và nếu có thể dò tìm mối liên hệ duyên khởi này thì chắc chắn có thể thấy được sự tương liên tương hệ rộng lớn bao la không cùng. Thí dụ, một chúng sinh hiện hữu là do nhiều duyên, trong đó có cha mẹ, ông bà, giòng họ huyết thống của nhiều đời nhiều kiếp, có các duyên như thức ăn, quần áo mặc, nước uống, nhà cửa ở, trường học, sở làm, bạn bè thân thích, truyền thống văn hóa, giáo dục, đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng, tập tục của quốc gia sinh trưởng, những ảnh hưởng của xã hội về mặt văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị, tôn giáo, v.v..

Nếu chúng ta có thể vẽ hết các duyên sinh thành và tồn tại của một pháp lên trên mảnh giấy thì mảnh giấy đó nhất định phải rộng lớn như pháp giới về mặt thời gian và không gian, mới có thể diễn bày được hết mối tương quan tương duyên mà pháp đó đã có, đang có và sẽ có.

Cho nên, sự hiện hữu của một pháp trong ý nghĩa duyên khởi chính là mối tương quan tương duyên trùng trùng vô tận trong pháp giới. Một pháp như thế, tất cả pháp cũng như thế. Vì vậy pháp giới là một màng lưới tương quan tương duyên không cùng tận trong thời gian và không gian. Giáo nghĩa này đã được phô diễn đến chỗ tinh mật trong Kinh Hoa Nghiêm và về sau trong Tông Hoa Nghiêm. Trong Kinh Duyên Khởi Pháp, số 299, của Tạp A Hàm, đức Phật dạy:

Thử hữu cố bỉ hữu, thử sinh cố bỉ sinh.

Pháp này có cho nên, pháp kia có, pháp này sinh cho nên, pháp kia sinh.

Tâm Huy – Huỳnh Kim Quang

 

 

 

 

---------------------------------------------

CÔNG TY TNHH SX & TM ĐỒ THỜ  LÝ GIANG chuyên cung cấp, phát hành các sản phẩm Phật giáo, vật phẩm thờ cúng cao cấp: tượng Phật, Bồ Tát, Thần linh, …; Đèn thờ, đèn bình, đèn lưu ly; Sen đồng, sản phẩm Vàng 24k; Sản phẩm phong thủy…

 

 

Đồ Thờ Lý Giang

Phật quang chiếu - Đắc bình an

 

 

CẢM ƠN quý khách hàng, quý chư Tôn Đức cùng các vị Phật tử đã luôn tin tưởng, đồng hành cùng đồ thờ Lý Giang trong suốt thời gian qua.

Kính chúc quý vị thời thời an lạc, bình an, cát tường!

 

 ----------------------------------------------

 

THÔNG TIN CÔNG TY

Xưởng sản xuất: Số 60, Tổ 3, Ấp Phước Hiệp, Xã Gia Bình, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh

Showroom 1: Số 276A, Quốc Lộ 22B, Thị Xã Trảng Bàng, TP. Tây Ninh.

Showroom 2: Số 686 Đường Trường Chinh, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Showroom 2: Số 211 Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Điện thoại: 0978.378.366 – 0988.879.849

Email: dotholygiang@gmail.com

Website: https://dotholygiang.com

Facebookhttps://www.facebook.com/dotholygiang

 

tag: đồ thờ cúngdo tho cungcung cấp đồ thờ cúngcung cap do tho cungđồ thờ cao cấpdo tho cao cap, tượng phật cao cấp,

 

 

Coppyright © 2019 ĐỒ THỜ LÝ GIANG. All right reserved.
Đang online: 6 | Tổng truy cập: 238252
Facebook
backtop
Close
Product Price Quantity Amount
Giỏ hàng: 0.đ